Header Ads Widget

Tiểu luận Tư vấn


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ - Abraham Lincoln đã từng nói: "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Câu nói của ông mang nhiều ý nghĩa, bài học cho cuộc sống cũng như công việc, một trong số đó là về sự chuẩn bị. Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ công việc nào, chúng ta đều cần suy nghĩ, nghiền ngẫm và chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ có liên quan để công việc đó đạt được kết quả như ý muốn. Nghề luật sư cũng thế và một trong số đó, việc chuẩn bị kỹ lưỡng mọi vấn đề cần thiết trước khi bắt tay soạn thảo hợp đồng lại càng đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo hơn nữa của người luật sư.

Trong thực tiễn các hoạt động có liên quan đến việc xác lập hợp đồng giữa các bên, những tranh chấp xảy ra thường xoay quanh các điều khoản trong hợp đồng.  Những điều khoản được biên soạn không kỹ lưỡng, thiếu thống nhất về mặt ngữ nghĩa, nội dung biên soạn thừa hoặc thiếu, giải thích không rõ ràng là một trong những lý do phát sinh rủi ro và tranh chấp khi hợp đồng có hiệu lực.

Việc biên soạn hợp đồng ngoài việc xoay quanh mục đích các bên hướng đến, còn phải mang tính dự liệu những biện pháp đối với các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thật vậy, bất kỳ loại hợp đồng nào – đặc biệt là loại hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại, luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mà nguyên nhân có thể là: sự thiếu thiện chí của các bên, giải thích sai hợp đồng, lợi dụng kẽ hở trong hợp đồng nhằm mục đích trục lợi bất chính, những sự kiện bất khả kháng mà nội dung hợp đồng không đề cập, các vấn đề mang tính nguyên tắc, chuyên sâu của mục đích, ngành nghề mà hợp đồng hướng đến không được quy định rõ ràng, cụ thể…

Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện, hợp pháp của các bên và mang tính ràng buộc, buộc tuân thủ về quyền lời và nghĩa vụ của bên này với bên kia và ngược lại. Nếu có tranh chấp phát sinh, bên thứ ba sẽ tùy vào nội dung hợp đồng (không xét trường hợp vô hiệu) để bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng rơi vào trường hợp vô hiệu nhưng có bất lợi, thiệt hại cho một trong các bên thì nghĩa vụ bồi thường của bên gây ra thiệt hại sẽ căn cứ nhiều nhất vào các điều khoản, quy định trong hợp đồng cùng những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Với vị trí của nghề luật sư đang dần được nâng cao trong xã hội, việc nhờ cậy đến sự giúp đỡ của luật sư trong việc thương thảo, đàm phán, soạn thảo hợp đồng là yêu cầu, nhu cầu tất yếu của xã hội. Người luật sư đòi hỏi trước tiên phải có nền tảng pháp lý vững chắc, sau đến là hiểu biết chuyên sâu về một hoặc một số lĩnh vực nhất định và cuối cùng là kinh nghiệm sống phong phú. Đây là những yêu cầu bắt buộc phải có để luật sư soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.

Nội dung hợp đồng thường xoay quanh lợi ích kinh tế, vật chất giữa các bên. Lĩnh vực hợp đồng hướng đến thường đòi hỏi nhiều kiến thức, vấn đề mang tính chuyên ngành, chuyên môn của lĩnh vực đó. Vì vậy, hợp đồng tự bản chất đã mang trong mình bản chất lợi ích và yêu cầu chuyên môn chuyên sâu. Do đó, khi soạn thảo, người luật sư đòi hỏi các kỹ năng trên cùng việc nắm vững hai nguyên tắc này để xây dựng một bản hợp đồng phù hợp nhất, bảo vệ lợi ích chính đáng tốt nhất cho khách hàng.

Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Các công việc luật sư cần thực hiện trước khi soạn thảo hợp đồng cho khách hàng” cho bài thu hoạch của mình nhằm có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn các công việc liên quan đến việc soạn thảo hợp đồng mà luật sư cần thực hiện trước khi chính thức soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.

2. Đối tượng và phạm vi tìm hiểu
Đối tượng: những công việc luật sư cần thực hiện trước khi soạn thảo hợp đồng cho khách hàng. 
Phạm vi:
Giai đoạn trước khi soạn thảo hợp đồng dành cho khách hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tìm kiếm, phân tích và tổng hợp tài liệu: phương pháp này được thực hiện bằng cách tìm kiếm các tài liệu liên quan đến lĩnh vực hợp đồng, công việc của luật sư về soản thảo hợp đồng và các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến hợp đồng.

4. Kết cấu của báo cáo
Chương I: Một số vấn đề lý luận về hợp đồng.
Chương II: Các công việc luật sư cần thực hiện trước khi soạn thảo hợp đồng.
Chương III: Công việc soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng.
---//---

CHƯƠNG I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG.
1.1 Một số khái niệm 
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông do Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002, hợp đồng được định nghĩa: là sự thỏa thuận, giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được viết thành văn bản. Theo đó, cách hiểu phổ thông biết rằng hợp đồng phải có từ hai bên trở lên tham gia, cùng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên về một vấn đề nào đó.

Đối với quy định của pháp luật, Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005) tại Điều 121 đã quy định: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ quy định này, có thể thấy rằng hợp đồng là một loại giao dịch dân sự được pháp luật bảo đảm thực hiện nếu tuân thủ các “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” được quy định tại Điều 122 BLDS 2005.

Cũng trong BLDS 2005, tại Điều 388 đã quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, BLDS 2005 cũng quy định một số loại hợp đồng dân sự như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền…

Mặc dù ngay tại Điều 1 BLDS 2005 đã quy định về Phạm vi điều chỉnh của BLDS đối với các quan hệ dân sự trong xã hội – cách riêng đối với hợp đồng, nhưng trong thực tiễn áp dụng đã không tránh khỏi sơ sót của những người áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh từng vực cụ thể như thương mại, lao động, tín dụng… do chỉ tìm hiểu hợp đồng thông qua luật chuyên ngành. Do đó, tại BLDS 2015 (sẽ có hiệu lực từ 01/01/2017), “Điều 385: Khái niệm hợp đồng” đã định nghĩa “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Ngoài ra, theo Điều 406 BLDS 2005 thì tùy theo tiêu chí, hợp đồng còn có thể phân thành nhiều loại như: hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng có điều kiện.

Như vậy, qua thực tiễn hoạt động xã hội và việc thay đổi quy định pháp luật theo chiều hướng điều tiết các quan hệ xã hội ngày một hiệu quả, chuẩn mực hơn, khái niệm hợp đồng đã được phân định cụ thể và rõ ràng hơn.

Ngoài những quy định chung về hợp đồng nêu trên, trong thực tiễn xã hội còn có những loại hợp đồng khác như hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động; hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo thời gian… (Điều 62 Luật Đấu thầu 2013); hợp đồng hợp tác kinh doanh… Các loại hợp đồng này được quy định theo luật chuyên ngành hoặc qua thực tiễn áp dụng pháp luật mà được các bên giao kết hợp đồng lựa chọn làm tên gọi nhằm thể hiện chính xác mục đích giao kết của mình.

Tóm lại, định nghĩa hợp đồng đã được quy định tại BLDS, tùy theo từng chuyên ngành, lĩnh vực, tiêu chí sẽ có những loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng phải có ít nhất hai chủ thể tham gia. Hợp đồng phải quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng thường được soạn thành văn bản (vì pháp luật vẫn đảm bảo thực hiện hợp đồng miệng nếu đúng pháp luật).

1.2 Soạn thảo hợp đồng
[...]

Như định nghĩa đã nêu, các quan hệ xã hội đã làm phát sinh rất nhiều loại hợp đồng và pháp luật chỉ quy định những loại hợp đồng mang chất tiêu biểu, thông dụng. Cùng với việc mỗi hợp đồng sẽ có những độ phức tạp khác nhau liên quan đến những chuyên ngành, lĩnh vực cụ thể trong xã hội. Do đó, việc soạn thảo hợp đồng đòi hỏi không những nội dung thể hiện phải rõ ràng, chi tiết, cụ thể, đúng chuyên ngành, lĩnh vực mà hình thức thể hiện cũng phải rõ ràng, phù hợp với chuyên ngành, mục đích, nội dung mà hợp đồng hướng đến. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng, cần lưu ý hai vấn đề gồm: hình thức và nội dung.

1.2.1 Hình thức
[...]
“Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, xét trên tiêu chí quy định của pháp luật, hình thức hợp đồng chia thành hai loại:
- Hình thức hợp đồng không buộc tuân theo quy định của pháp luật
- Hình thức hợp đồng buộc phải tuân theo quy định của pháp luật
Các hình thức này có thể được thể hiện dưới ba dạng:
- Lời nói
[...]

Như vậy, về mặt hình thức, pháp luật đã có những quy định chung nhất để hợp đồng được bảo đảm thực hiện hoặc không thực hiện vì quyền lợi chính đáng giữa các bên. Cùng với đó, trong thực tiễn, hình thức hợp đồng còn phải tuân theo các nguyên tắc nhất định nhằm chuyển tải một nội dung chính xác và phù hợp theo yêu cầu của các bên liên quan trong hợp đồng.

1.2.2 Nội dung
Nội dung hợp đồng là tổng thể những vấn đề, sự việc thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật. Điều 402 BLDS 2005 quy định về nội dung của hợp đồng dân sự như sau: 

“Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác”

[...]

Ngoài ra, BLDS 2005 còn quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
“Điều 408. Phụ lục hợp đồng
1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Phụ lục hợp đồng luôn liên quan đến nội dung chính của hợp đồng và được xác lập, thêm vào khi các bên cảm thấy cần thiết phải có phụ lục kèm theo hợp đồng chính.

Tóm lại, nội dung hợp đồng cần thể hiện trước hết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, phải được hiểu theo một nghĩa chung duy nhất, thường có chế tài kèm theo đối với bên vi phạm hợp đồng, tùy theo mục đích, đối tượng của hợp đồng mà các điều khoản được phân chia khác nhau và có mức độ chuyên ngành, chuyên sâu khác nhau.

1.3 Người soạn thảo hợp đồng
[...]

Tóm lại, đối với người soạn thảo hợp đồng, cần nắm rõ mục đích mà các bên hướng đến để soạn thảo những điều khoản tương thích phù hợp. Cần có kiến thức cơ bản hoặc chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực trong hợp đồng để chuẩn bị hoặc dự liệu biện pháp ngăn chặn, khắc phục, giảm thiểu những rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện hợp đồng. Đồng thời, người soạn thảo cần nắm vững các nguyên tắc về hình thức hợp đồng và cách thức soạn thảo để hợp đồng không những chặt chẽ về nội dung mà còn chuẩn mực, logic, phù hợp về mặt hình thức.
---//---

CHƯƠNG II.
CÁC CÔNG VIỆC LUẬT SƯ CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
2.1 Xác định chủ thể hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng dân sự là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều qui định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Theo đó, yêu cầu về chủ thể tham gia hợp đồng “có năng lực hành vi dân sự” là một trong những  điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực.

Luật sư là người được một trong các bên lựa chọn để soạn thảo hợp đồng, mặc dù vậy, trước khi soạn thảo, luật sư cần xác định rõ các yêu cầu về chủ thể - tìm hiểu rõ về các bên tham gia vào hợp đồng. Đối với khách hàng của mình, tùy theo là cá nhân hay pháp nhân, luật sư cần khẳng định chính xác trước khi soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng rằng khách hàng có đầy đủ năng lực hành vi, tư cách pháp lý để là một bên trong hợp đồng.

[...]

Như vậy, trước khi soạn thảo hợp đồng, luật sư cần xác định các chủ thể tham gia vào hợp đồng có đầy đủ năng lực pháp lý hay không, bằng cách kiểm tra, quan sát hồ sơ cá nhân, hồ sơ pháp nhân của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Điều này sẽ đảm bảo cho hợp đồng có hiệu lực thi hành khi không vi phạm một trong các nguyên tắc quy định tại “Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” BLDS 2005.

2.2 Xác định mục đích của hợp đồng
Trong mọi trường hợp, luật sư phải luôn làm rõ, nắm bắt cặn kẽ và hiểu biết sâu rộng về mục đích soạn thảo hợp đồng mà các bên ký kết. Việc xác định mục đích chính yếu của hợp đồng không phải chỉ dựa vào yêu cầu, trình bày của khách hàng mà còn phải dựa vào chính phán đoán và nhận xét của luật sư. Vì mặc dù là một bên soạn thảo độc lập và [...]

Vì vậy, sau khi đã chắc chắn các chủ thể đã đủ năng lực hành vi dân sự để tham gia ký kết hợp đồng, luật sư phải xác định đúng mục đích cuối cùng mà khách hàng (hoặc các bên) hướng đến. Từ mục đích đã được xác định đó, luật sư sẽ xây dựng các phần, các điều khoản xoay quanh và làm cho hợp đồng trở thành phương thế vững chắc nhất bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng hoặc các bên tham gia hợp đồng.

2.3 Xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh
Chủ thể và mục đích hợp đồng được xác định chuẩn xác sẽ giúp cho việc xác định những quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng được chính xác. Thật [...]

 mục đích của hợp đồng do mình soạn thảo. Công việc này không được thừa hoặc thiếu, hoặc nhất định phải đảm bảo các nội dung chính có văn bản quy phạm chính xác điều chỉnh. Việc xác định đúng, chuẩn xác các văn bản uqy phạm pháp luật này vừa thể hiện trình độ, năng lực của luật sư, vừa giúp khách hàng tin tưởng hơn vào luật sư và hạn chế tối đa những rũi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2.4 Chuẩn bị kiến thức liên quan
Luật sư đã có trình độ, kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý khi áp dụng vào hợp đồng. Tuy nhiên, vì hợp đồng luôn mang tính chất chuyên [...]

Như vậy, cùng với các công việc cần chuẩn bị ở trên, trước khi bắt tay soạn thảo hợp đồng, cùng với kiến thức pháp lý sẵn có, luật sư phải tự trang bị, tìm hiểu, tăng khả năng hiểu biết cho chính mình về các vấn đề mang tính chất chuyên ngành, chuyên sâu có liên quan đến nội dung, mục đích của hợp đồng sẽ do các bên ký kết và thực hiện trong tương lai.

2.5 Trao đổi với khách hàng
Khi cần thiết phải làm rõ các yêu cầu của khách hàng trong quá trình chuẩn bị soạn thảo hợp đồng, luật sư cần yêu cầu khách hàng cung [...]

Tóm lại, sau các bước chuẩn bị ở các mục trên, luật sư đã có thể phác họa cho mình một bản dự thảo và hợp đồng chính thức khá đầy đủ. Việc trao đổi thêm với khách hàng mang tính chất củng cố vững chắc các điều khoản được biên soạn trong hợp đồng. Những vấn đề cần thêm ý kiến từ khách hàng phải là những vấn đề thật sự khó khăn, luật sư không thể tự mình quyết định và bắt buộc phải được khách hàng hỗ trợ. Tránh việc yêu cầu khách hàng hỗ trợ quá nhiều lần hoặc quá nhiều vấn đề, sẽ làm ảnh hưởng đến đánh giá và sự tin tưởng của khách hàng đối với năng lực của luật sư.

2.6 Tham khảo ý kiến chuyên gia
[...]

Trước khi soạn thảo hợp đồng hoặc trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình thực hiện hợp đồng, luật sư đều luôn cần chuẩn bị cho mình những nguồn ý kiến tham khảo đáng tin cậy. Hợp đồng mặc dù được soạn thảo trên các cơ sở khách quan và phải trải qua các bước chuẩn bị kỹ lưỡng như trên, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của luật sư về các vấn đề liên quan trong hợp đồng.

[...]

Tóm lại, cùng với việc trao đổi thêm ý kiến với khách hàng, việc tham khảo ý kiến chuyên gia của luật sư khi chuẩn bị soạn thảo hợp đồng cũng là một điều cần thiết và cân nhắc để lựa chọn cách thức, thời điểm sử dụng hợp lý. Việc tham khảo cần khéo léo và tế nhị để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, uy tín của luật sư cũng như giá trị của hợp đồng sẽ bảo đảm được thực hiện trong tương lai.
---//---




CHƯƠNG III.
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHO KHÁCH HÀNG
3.1 Dự thảo hợp đồng
Soạn dự thảo hợp đồng (bước 1), đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo (bước 2), hòan thiện – ký kết hợp đồng (bước 3) là một quy trình cần thiết. Soạn dự thảo hợp đồng giúp cho luật sư văn bản hóa những công việc đã chuẩn bị để soạn thảo hợp đồng chính thức, đồng thời dự liệu những gì các bên muốn thực hiện trước khi đàm phán, ký kết hợp đồng chính thức. Dự thảo hợp đồng giống như một bản kế hoạch cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và ký kết hợp đồng.

[...]
Vì vậy, khi soạn thảo, luật sư phải xem bản dự thảo hợp đồng như một hợp đồng chính thức, qua đó đặt hết toàn bộ sự tập trung, năng lực, kỹ năng của mình để hoàn thành một bản dự thảo chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và các bên tham gia hợp đồng.

3.2 Soạn thảo hợp đồng chính thức
Khi đến giai đoạn này, luật sư đã hoàn thành xong các bước chuẩn bị để soạn thảo hợp đồng theo ý kiến khách hàng. Nếu bản dự thảo hợp đồng có những vấn đề cần chỉnh sửa, luật sư sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng để hoàn thiện những vấn đề đó.

[...]

Việc soạn thảo hợp đồng là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình hành nghề luật sư và đòi hỏi người luật sư cần luôn luôn nâng cao kiến thức của mình cả chiều sâu và chiều rộng, để khi soạn thảo sẽ có cách nhìn và đánh giá phụ hợp với mục đích cũng như nội dung hợp đồng mà mình hướng đến.
---//---


PHẦN KẾT LUẬN

Soạn thảo hợp đồng là một công việc không hề đơn giản, nhất là hợp đồng thương mại, hợp đồng có nhiều bên tham gia hoặc những hợp đồng có tính chất phức tạp. Hợp đồng là một đối tượng được pháp luật bảo hộ. Bằng những quy định chung trong BLDS và các quy định riêng trong luật chuyên ngành, hợp đồng được bảo đảm các tính chất có hiệu lực, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trách nhiệm thi hành hợp đồng giữa các bên.

[...]

Tóm lại, có thể khẳng định được rằng, giai đoạn chuẩn bị, thực hiện những công việc cần làm trước khi soạn thảo hợp đồng là vô cùng quan trọng. Có chuẩn bị tốt, nắm bắt các vấn đề, định hướng, xác định đường đi chính xác cho nội dung hợp đồng, luật sư chắc chắn sẽ soạn thảo thành công một bản hợp đồng vừa thể hiện được khả năng, trình độ của luật sư, vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt phổ thông / Viện ngôn ngữ học, 2002.
2. Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật / Học viện Tư pháp, 2012.
3. Website Báo Pháp luật Việt Nam điện tử - http://baophapluat.vn/ 
4. Website Bộ Tư pháp – http://www.moj.gov.vn/Pages/home.aspx 
5. Website Công ty luật Hiếu Gia – http://luathieugia.com   
6. Website Công ty luật Dương Gia – https://luatduonggia.vn/ 
7. Website Công ty luật Trí Tuệ Luật – http://www.tritueluat.com

Liên hệ Facebook

Post a Comment

0 Comments