Bán kết lượt về AFF Cup 2016, Việt Nam - Indonesia: 2-2 (3-4): Nỗ lực bất thành!
Bán kết lượt về AFF Cup 2016, Việt Nam - Indonesia: 2-2 (3-4): Nỗ lực bất thành!. Nguồn: Báo Bình Định


Trận bán kết lượt đi trên chảo lửa Pankasari, Việt Nam thúc thủ 1-2 trước chủ nhà Indonesia, đồng nghĩa với việc tạm đánh rơi 50% cơ hội vào bán kết cho đội chủ nhà. Nhưng ở trận đấu đó, còn một điều đáng nói, sau hơn 20 năm, HLV Hữu Thắng lại được gặp lại người Thầy rất mực kính trong của mình "trên sân bóng" - HLV tuyển Indonesia Alfred Riedl.

Từ năm 1995 đến nay, Nguyễn Hữu Thắng là HLV Việt Nam thứ 3 chính thức gánh vác trọng trách HLV trưởng ĐTQG môn bóng đá nam. Ở Anh có khí chất của một người chỉ huy và kinh nghiệm chinh chiến của một cựu tuyển thủ, đội trưởng ĐTQG trong quá khứ. Đó là những điều mà HLV trưởng tuyển Thái Lan - Kiatisak đều có.

Khi còn là học trò, Anh luôn được Thầy Riedl lựa chọn và tin tưởng ở vị trí trung vệ. Ở trận đối đầu chính thức đầu tiên với Thầy cũ, Anh thất bại vì những sai lầm từ vị trí... trung vệ. Đó giống như một mối liên hệ không rõ ràng về những điều tạm gọi là lương duyên.

Năm 2004, ASIAN Cup, Việt Nam hùng dũng tiến vào tứ kết giải châu lục với trận thắng UAE 2-0 ngay tại thánh địa Mỹ Đình. Dù thất bại 0-2 trước Iraq, nhưng đó là giải đấu thành công của Việt Nam khi lần đầu tiến vào sân chơi châu lục. Nhưng Việt Nam chỉ tham dự với tư cách đồng chủ nhà và chúng ta vẫn còn thiếu 1 tấm vé chính thức đến sân chơi châu lục cho đến nay. Alfred Riedl là HLV trưởng tuyển Việt Nam năm đó và đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất vào lòng người Việt Nam trên con đường huấn luyện của Ông với đất nước này. Cũng như Ông mang trong lòng hơn bao giờ hết những tình cảm yêu quý mà người Việt Nam dành cho Ông - quả thận bên trái.

HLV Hữu Thắng đã thất bại trong trận đấu với Thầy mình trên sân khách và hàng triệu người Việt Nam mong mỏi một chiến thắng ngay tại Mỹ Đình để viết tiếp giấc mơ con Vô địch Đông Nam Á.



Việt Nam sau một thời gian dài mở cửa từ 1986, chúng ta đã nợ hàng ngàn những chuyên gia nước ngoài đến làm việc, cống hiến cho đất nước này lời cảm ơn và hai từ: phát triển. Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam vẫn nghèo và đầy tham nhũng. Bóng đá Việt Nam vẫn loanh quanh trong ao làng ĐNA. Người Việt Nam vẫn lần lượt vỡ mộng với giấc mơ "sánh ngang" các đội tuyển trong khu vực - ngoại trừ năm 2008 khi Thái Lan đang khủng hoảng.

Định mệnh như trêu ngươi người Việt khi đến bây giờ chúng ta vẫn chưa tìm ra được con đường trọn vẹn để tiến lên. Thái Lan sau cú đánh đầu của Công Vinh 8 năm trước, nay đã vừa thủ hòa Australia 2-2 để nuôi tiếp giấc mơ Cúp Thế giới dù chỉ còn chưa đến 10% cơ hội (thắng tất cả các trận còn lại). Nhưng nếu so với Việt Nam, 1% hy vọng đến lúc này chúng ta cũng chẳng có. Chúng ta đã lên ngôi vương năm 2008 và tiếp theo là gì nữa? Thua ở bán kết hoặc loại từ vòng bảng.

Năm 2014, lứa cầu U19 HAGL ra lò, là nòng cốt tuyển U19 Việt Nam thi đấu ngang ngửa các lứa U19 Nhật Bản, AS Roma, Tottenham làm nức lòng người hâm mộ. Một sức hút U19 lan tỏa khắp cả nền bóng đá và khát vọng Việt Nam từ 2008 lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Khi lứa cầu thủ HAGL năm đó với Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn vào ĐTQG tham dự AFF Cup 2016, NHM mong chờ ngày Việt Nam háo rồng cùng các hảo thủ hiện có tại tuyển quốc gia.

Việt Nam vẫn chưa thất bại, chỉ cần 1 bàn thắng và không để thủng lưới trên sân nhà, Việt Nam sẽ vào chung kết. Nhưng nếu vào chung kết, sẽ là gì tiếp theo? Quyết đấu và nhìn người Thái với đẳng cấp cao hơn nhàn nhã nâng cao Cúp Vô địch???

Muốn vượt lên một rào cản, một chướng ngại, đồng ý phải có quyết tâm nhưng thời điểm mới là điều quan trọng nhất. Và thời điểm không phải bắt đầu bằng "một ngày nào đó, rồi sẽ, mong chờ, hy vọng..." mà phải bắt đầu bằng: ngay bây giờ.

Hơn 40 năm thống nhất và gần 30 năm đổi mới, nhìn sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore đã cất cánh, bay cao và phát triển như thế nào thì đã đến lúc, ngay bây giờ Việt Nam cũng phải cất cánh và bay cao như thế.

Việt Nam cảm ơn Riedl về những giây phút hân hoan, vui mừng và thất vọng mà Ông đã mang đến cho đất nước này. Cảm ơn Ông vì đã là một phần của Việt Nam và xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Cảm ơn những người như Ông đã vượt qua mọi rào cản đến với đất nước nhỏ bé, không giàu có này.

Nhưng đã đến lúc rồi, đã đến lúc người Việt Nam phải tự bước đi trên đôi chân của mình. Người học trò năm xưa nay đã tự tin vững bước đối đầu với tất cả lòng cảm ơn cùng Thầy mình. Một trận đấu không thể phản ánh tất cả nhưng có thể là điểm khởi đầu cho tất cả. Một lời cảm ơn chân thành có thể không diễn tả hết những công sức mà Ông Riedl đã bỏ ra - cùng những người khác, nhưng lời cảm ơn với Họ sẽ là điểm bắt đầu.

Cùng đón chờ trận đấu lượt về ngày 7/12 ngay tại Mỹ Đình, cùng hy vọng và tin tưởng rằng ngay lúc này khát vọng Việt Nam sẽ rũ dậy sáng lòa. Khát vọng của chúng ta đã đủ dài để đến lúc phải do chính chúng ta viết lấy và không còn phải trông chờ vào những "chuyên gia nước ngoài" nào khác nữa.

Vận mệnh của chúng ta sẽ do chính chúng ta quyết định. Thành hay bại? Tiến lên hay thụt lùi? Là do chúng ta!

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam!