Là người Việt, ai cũng biết “câu đối đỏ”, nhưng có bao giờ bạn nhận
ra được rằng “câu đối đó” chính là một hình thức tương đương với thi
trắc nghiệm ngày nay mà hơn mấy trăm năm trước tổ tiên ta đã dùng nó để
giáo dục người Việt. Đó là một nét tinh hoa sắp bị lãng quên của nền
giáo dục Lạc Việt.
Nhà giáo dục học Dương Thiệu Tống
đã viết rằng: “Câu đối là một phương tiện trắc nghiệm rất thông minh và
nhiều khi rất hữu hiệu của các nhà giáo thời xưa, nhằm chẩn đoán khả
năng trí tuệ của người học, tiên đoán sự
thành công trong việc học và trong nghề nghiệp tương lai.” (– Suy nghĩ
về văn hóa giáo dục Việt Nam / GS-TS. Dương Thiệu Tống)
Như một vài điển tích dưới đây:
Có ông tên Nguyễn Tự Cường, người làng Xuân Lôi, đã 30 tuổi, có vợ con mà học hành dốt nát. Thầy tới dạy mà nhiều lần chán nản muốn bỏ nhưng vợ ông Cường cứ nài nĩ xin thầy cố dạy.Lần đó, ông ra câu đối, nếu đối được thì dạy, không được thì ông thầy bỏ. Ông ra vế đối:
- Làng Hạ Vũ mưa bay phất phới.
Ông Tự Cường liền ứng khẩu đối luôn:
- Đất Xuân Lôi sấm động ù ù.
Thầy liền cả kinh mà nói rằng: “Coi câu đối của anh thì cái khi tượng đại khoa đã biểu lộ. Thực là ít có, thế nào anh cũng thành đạt được. Như thế thì dù anh không muốn học, tôi cũng khuyên cho đi học.” Qủa đúng như lời thầy tiên đoán, ông Nguyễn Tự Cường về sau đỗ Hoàng Giáp, khoa niên hiệu Hồng Thuận thứ 16 triều vua Lê Tương Dực.
Hay,
Ông Đàm Thuận Huy ra vế đối cho các học trò khi trời đang mưa:
- (Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách) Mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Trò Nguyễn Giản Thanh đối ngay:
- (Sắc bất ba đào dị địch nhân) Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta. – Thầy Huy khen: “Câu đối này hay, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp”.
Trò thứ hai đối tiếp:
- (Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân) Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai. – “Câu này kém sắc sảo, nhưng tỏ ra khí chất hiền hòa, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn”, thầy nói.
Và trò tiếp theo:
- (Phân bất uy quyền dị sử nhân) Phân c… chẳng uy quyền mà dễ sai khiến người. – Thầy Huy phê: “Sau này giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu.”
(Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam / Dương Thiệu Tống)
---
Biết thêm một chút, để hiểu thêm một chút.
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10200151833057304&set=a.3101716980631.160949.1195383668&type=3&theater
Có ông tên Nguyễn Tự Cường, người làng Xuân Lôi, đã 30 tuổi, có vợ con mà học hành dốt nát. Thầy tới dạy mà nhiều lần chán nản muốn bỏ nhưng vợ ông Cường cứ nài nĩ xin thầy cố dạy.Lần đó, ông ra câu đối, nếu đối được thì dạy, không được thì ông thầy bỏ. Ông ra vế đối:
- Làng Hạ Vũ mưa bay phất phới.
Ông Tự Cường liền ứng khẩu đối luôn:
- Đất Xuân Lôi sấm động ù ù.
Thầy liền cả kinh mà nói rằng: “Coi câu đối của anh thì cái khi tượng đại khoa đã biểu lộ. Thực là ít có, thế nào anh cũng thành đạt được. Như thế thì dù anh không muốn học, tôi cũng khuyên cho đi học.” Qủa đúng như lời thầy tiên đoán, ông Nguyễn Tự Cường về sau đỗ Hoàng Giáp, khoa niên hiệu Hồng Thuận thứ 16 triều vua Lê Tương Dực.
Hay,
Ông Đàm Thuận Huy ra vế đối cho các học trò khi trời đang mưa:
- (Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách) Mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Trò Nguyễn Giản Thanh đối ngay:
- (Sắc bất ba đào dị địch nhân) Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta. – Thầy Huy khen: “Câu đối này hay, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại lây đến sự nghiệp”.
Trò thứ hai đối tiếp:
- (Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân) Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai. – “Câu này kém sắc sảo, nhưng tỏ ra khí chất hiền hòa, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn”, thầy nói.
Và trò tiếp theo:
- (Phân bất uy quyền dị sử nhân) Phân c… chẳng uy quyền mà dễ sai khiến người. – Thầy Huy phê: “Sau này giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu.”
(Suy nghĩ về văn hóa giáo dục Việt Nam / Dương Thiệu Tống)
---
Biết thêm một chút, để hiểu thêm một chút.
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10200151833057304&set=a.3101716980631.160949.1195383668&type=3&theater
0 Comments