Ông Châu Minh Tỷ - Ảnh: TỰ TRUNG |
TTO - Hầu
hết các nướcdùng lá phiếu người dân để quyết định các vị trí lãnh đạo.
Thực hiện quy hoạch thì về bản chất chữ quy hoạch chống lại chữ bầu"
- PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (GĐ Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ
cộng đồng - CECODES).
Vấn đề “Quy hoạch cán bộ: đúng nhưng có trúng?” đã thu hút nhiều ý kiến phân tích về cách làm hiện nay và đề xuất giải pháp.
Theo dõi bài viết và các ý kiến đăng trên Tuổi Trẻ, tôi đồng
cảm và chia sẻ mối băn khoăn của các chuyên gia và bạn đọc xung quanh
câu chuyện lựa chọn người vào bộ máy nhà nước bằng con đường quy hoạch,
bổ nhiệm.
Mục đích của quy hoạch là để đào tạo, bồi dưỡng. Còn quy hoạch xong
có bổ nhiệm hay không còn phải xét nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kết
quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng đó.
Hiện nay, có thể thấy cơ quan, đơn vị nào cũng thực hiện quy hoạch
cán bộ cho các chức danh. Chúng ta tiến hành qua nhiều bước, nhiều khâu,
bên ngoài nhìn vào thấy rất bài bản nhưng thực tế lại không thực chất,
chất lượng quy hoạch thì còn nhiều hạn chế.
Nhìn lại thực tế ở nhiều đơn vị, rất hiếm trường hợp người đứng đầu
được bổ nhiệm từ chính những người đang công tác ở đơn vị đó mà thường
là điều động từ nơi khác về. Thực tế đó làm nảy sinh nhiều câu hỏi, thậm
chí ngờ vực: Rằng anh quy hoạch để làm gì rồi lại không bổ nhiệm?
Liệu có khuất tất gì chăng? Trong khi nguyên nhân có thể đơn giản chỉ
là do những người nằm trong quy hoạch không phù hợp với vị trí, chức
danh bổ nhiệm. Cái này nằm ở khâu thẩm định và phê duyệt quy hoạch hiện
nay đang có vấn đề, nếu không muốn nói là khâu yếu.
Chúng ta đang làm theo cách: quy hoạch thì do cấp dưới làm, còn bổ
nhiệm lại do cấp trên quyết. Trong khi đó, quy hoạch chỉ khép kín trong
nội bộ của cơ quan, đơn vị nên đơn vị chỉ có thể tính toán trên số người
của họ có mà thôi.
Để bổ nhiệm đúng thì khâu thẩm định phê duyệt quy hoạch phải thực
chất, phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định và phê duyệt quy
hoạch. Chồng có thể quy hoạch vợ vào chức nọ chức kia, nhưng còn chuyện
duyệt quy hoạch và bổ nhiệm thì phải tính đến trách nhiệm của ông thẩm
định với ông bổ nhiệm.
Cuộc sống phong phú, muôn màu. Không loại trừ trường hợp cả hai vợ
chồng hoặc cha con, mẹ con, anh chị em đều có năng lực và phẩm chất tốt.
Nếu là người lãnh đạo quản lý có tầm, người làm công tác cán bộ có
tâm, chúng ta phải nhìn ra, chủ động tính toán, luân chuyển họ đi làm ở
những cơ quan khác nhau, để đến khi quy hoạch, bổ nhiệm không bị
“vướng”. Chứ nếu máy móc quá, cứ khăng khăng đã chồng làm thì vợ khỏi
làm - cha làm thì con nghỉ - đôi khi chúng ta lại lãng phí cán bộ tốt.
Ở đây phải nhắc đến sự công tâm của người lãnh đạo quản lý. Tôi hoàn
toàn đồng tình với quan điểm: nếu không có lương tâm thì quy trình cũng
vô hiệu. Lương tâm và sự công tâm này phải xuyên suốt từ cấp trên đến
cấp dưới.
Nếu ông làm lãnh đạo, thấy cấp dưới quy hoạch con mình vào chức này
chức khác chỉ vì đó là con mình chứ không phải vì năng lực mà vẫn đặt
bút phê duyệt quy hoạch thì rõ ràng là không công tâm, thiếu công bằng.
Nói tóm lại, nên khách quan nhìn nhận phương pháp bổ nhiệm cán bộ cũng cần thiết, có cái tích cực chứ không chỉ có mặt tiêu cực.
Bổ nhiệm đúng hay không là do quy hoạch có chất lượng hay không. Nếu
anh đánh giá đúng cán bộ, khắc phục được hạn chế của việc quy hoạch khép
kín trong từng cơ quan, đơn vị; thẩm định và phê duyệt quy hoạch một
cách thực chất; kèm theo đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng đúng đắn cho
người được quy hoạch tiếp cận công việc thì hoàn toàn có thể lựa chọn
được người có tài, có đức, phù hợp nhất vào các vị trí trong cơ quan nhà
nước.
M.HƯƠNG ghi
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng - CECODES): Công nghệ quy hoạch lạc hậu hơn công nghệ bầu cử Việc bổ nhiệm, cất nhắc người làm quản lý phản ánh thực trạng xã hội. Xã hội phong kiến bổ nhiệm theo kiểu qua các kỳ thi rồi căn cứ đậu ở mức nào sẽ bổ nhiệm chức vụ tương ứng. Thời Pháp thuộc cũng thi theo kiểu Tây học, chọn người đỗ cử nhân, tú tài rồi ra làm tri huyện, tri phủ. Nghĩa là đều có đường lối lấy người học giỏi ra làm quản lý. Từ khi cách mạng thành công thì triết lý không phải nhất thiết cứ người học giỏi mà là vừa có đức có tài, nghĩa là vừa hồng vừa chuyên rồi được tổ chức xem xét bổ nhiệm. Gần đây, ta theo đường quy hoạch, nghĩa là có đức, có tài rồi nhưng phải nằm trong kế hoạch dự trù năm năm tới người đó sẽ làm chức vụ gì. Những kiểu tuyển dụng, bổ nhiệm nói trên đều có dáng dấp giống nhau là chọn người có năng lực làm quản lý. Quy hoạch cũng có cái tốt như là chọn được người tài theo cái chuẩn đặt ra. Nhưng có cái dở là không thể nào biết trước 5-7 năm tới người đó sẽ như thế nào vì không tính được biến động. Thứ hai, là dễ bị nhóm lợi ích chi phối vì khi quy hoạch có thể chịu các tác động khác nhau kiểu nên phe này, cánh kia sẽ vào quy hoạch. Hầu hết các nước văn minh có nền quản trị tốt đều tuyển lựa người quản lý qua bầu cử. Tức là dùng lá phiếu của người dân để quyết định các vị trí lãnh đạo. Bây giờ thực hiện quy hoạch thì về bản chất chữ quy hoạch chống lại chữ bầu. Quy hoạch có thể vẫn là bầu, nhưng khi đã quy hoạch rồi thì chỉ bầu trong số những người đã quy hoạch nên không thể giới thiệu một người mà người dân thấy tài năng nhưng nằm ngoài quy hoạch để bầu. Các nước văn minh bầu cử theo nhiệm kỳ cũng có thể bầu sai nhưng sau đó người ta chỉnh lại theo kiểu dùng lá phiếu của người dân để xem xét. Có thể lá phiếu người dân không chuẩn trong một thời điểm nhưng trên con đường dài là đúng vì sẽ sửa sai dần khi người ta có quyền sửa sai bằng lá phiếu. Bầu cử dựa trên triết lý sự thật dựa vào đám đông có thể có lúc sai nhưng đa số là đúng.
Có ý kiến cho rằng thực hiện theo quy hoạch mà
sau khi bổ nhiệm người đó tham nhũng, sai phạm thì truy cứu trách nhiệm
những người làm quy hoạch. Nhưng cũng khó khi ông làm quy hoạch bảo đó
là do sự tha hóa, biến chất của ông được quy hoạch. Không nên sa đà vào
đó mà nên thay đổi quy chế quản trị.
Các nước không dùng công nghệ quy hoạch nữa mà dùng công nghệ bầu cử. Nếu bầu sai thì sau nhiệm kỳ lại bầu lại ông khác.
T.PHÙNG ghi
|
Cần kiểm soát chất lượng công vụ
* Luật hồi tị rất hay và hoàn toàn có thể áp dụng vào thời đại
ngày nay. Nhưng có điều khi quan đã vô liêm rồi thì họ vẫn có thể lách
bằng nhiều cách, như anh bổ nhiệm con tôi đổi lại tôi bổ nhiệm con anh,
hay như người thân của quan không đòi làm quan nữa mà lại làm doanh
nghiệp sân sau của quan... Cho nên nếu có áp dụng luật hồi tị thì cần
phải áp dụng thêm các biện pháp khác như thi tuyển công khai.
Văn Vũ (Vanvu@...)
* Tôi nghĩ vấn đề là chế tài kiểm soát chất lượng công vụ của xã
hội chúng ta hiện nay chưa hiệu quả. Việc quan hệ giữa các nhân sự không
quan trọng, vấn đề quan trọng là hiệu quả công việc và trách nhiệm về
hiệu quả công việc. Khi chúng ta kiểm soát được hiệu quả thì cho dù nhân
sự đó là ai cũng phải chịu trách nhiệm. Nói ngắn gọn là biện pháp chế
tài (tư pháp) phải hiệu quả, ngành tư pháp có đủ năng lực và quyền lực
thì quan chức sẽ không dám làm bậy, làm sai.
BÙI ĐÌNH TẶNG (tangbui1607@gmail.com)
0 Comments