Header Ads Widget

Tiểu luận môn Luật sư và Nghề luật sư

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề luật sư có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Trên phạm vi thế giới, tại châu Âu, nghề luật sư đã xuất hiện từ thế kỷ III trước Công nguyên bằng hình thức luật sư sơ khai đầu tiên là người biện hộ. Khoảng thế kỷ VI trở đi, cùng với tình hình chung của thế giới, nghề luật sự gặp nhiều khó khăn và có giai đoạn không được chú ý phát triển. Nhưng từ cuối thế kỷ XVI, nghề luật sư cùng với các phong trào, tư tưởng tiến bộ vào thời bấy giờ, đã bước sang giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn và dần giữ vai trò quan trọng trong xã hội Tây phương.

Còn tại châu Á, do những đặc điểm riêng biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội đã dẫn đến việc hình thành những nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế tập quyền từ thời cổ đại và kéo dài cho đến thời kỳ lịch sử cận đại. Nghề luật sư hầu như không thể phát triển, hoặc nếu có (như hình thức thầy cãi, trạng sư… tại Việt Nam và Trung Quốc) cũng không được xã hội ghi nhận về tầm quan trọng của nghề này. Cho đến khoảng thế kỷ XVIII, XIX khi các quốc gia Đông phương và Tây phương có sự giao thiệp, giao thương qua lại hoặc ảnh hưởng lẫn nhau đã góp phần thúc đẩy nghề luật sư phát triển qua nhiều giai đoạn mang những ý nghĩa lịch sử khác nhau.

Tại Việt Nam, vì là một quốc gia phương Đông nên vẫn mang những đặc điểm chung về quá trình hình thành nghề luật sư như trên đây. Dù lịch sử ghi nhận trong các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn, những quy định của chế độ phong kiến về nghề luật sư sơ khai đã xuất hiện, nhưng nhìn chung vẫn chưa được xã hội công nhận tầm quan trọng của nghề này. 

Bên cạnh yếu tố là một quốc gia có thời gian dài bị ảnh hưởng của chế độ quân chủ chuyên chế, Việt Nam còn chịu ảnh hưởng rất nặng nề của những cuộc chiến tranh vì nhiều mục đích khác nhau như nội chiến hoặc kháng chiến chống ngoại xâm, nên xét cho đến thời kỳ hiện đại và lấy mốc sau ngày 30/4/1975 đến nay, sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, Việt Nam phải mất hơn mười năm để cho ra đời một văn bản quy phạm pháp luật quản lý nghề luật sư (Pháp lệnh Luật sư 1987). Sau đó, Việt Nam cần tiếp gần hai mươi năm để chính thức cho ra đời một văn bản quy phạm pháp luật về quản lý luật sư ở tầm vóc cao hơn, đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn là Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Đồng thời, vào năm 2011, Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) sau 2 năm thành lập, mới ban hành bộ “Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam”, góp phần khẳng định vai trò và trách nhiệm của người luật sư với xã hội.

Mặc dù sự công nhận chính thức nghề luật sư tại Việt Nam (bằng Luật Luật sư 2006) đã diễn ra chậm hơn rất nhiều so với thế giới, nhưng nghề luật sư đã nhanh chóng và tiếp tục khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Những vụ án oan được phát hiện, xử lý kịp thời, việc thi hành án được tạm dừng đúng lúc; Nhà nước dần nhận ra và công nhận những quyền, nghĩa vụ của luật sư thông qua các văn bản quy phạm pháp luật; các văn phòng, công ty luật xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là quy mô của đội ngũ luật sư tại các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh; nhiều luật sư nổi tiếng được người dân biết đến, tin cây… chính là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của giới luật sư và đã được xã hội ghi nhận.

Bên cạnh sự thừa nhận của Nhà nước, trong chính những người hành nghề luật sư đã nêu cao tinh thần và khẳng định vai trò tự quản của mình. Trước khi LĐLSVN được thành lập, tại hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, Đoàn Luật sư riêng của từng tỉnh, thành đã ra đời để trước tiên là đáp ứng nhu cầu tự quản tại địa phương. Đến ngày 12/5/2009, LĐLSVN chính thức được thành lập, xác nhận sự tự quản, quản lý thống nhất trong phạm vi toàn quốc của các luật sư Việt Nam; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư và các Đoàn luật sư là thành viên của Liên đoàn. Đồng thời LĐLSVN là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay, trụ sở của LĐLSVN đặt tại Hà Nội. 

Sự kiện ra đời LĐLSVN đánh dấu một cột mốc phát triển mới. Kể từ đây, những người hành nghề luật có một tổ chức tự quản của luật sư riêng, góp phần bảo vệ và khẳng định vai trò của người luật sư trong xã hội. Và có thể nói, LĐLSVN có vai trò quản lý tự quản cao nhất trong cả nước đối với người hành nghề luật sư.

Tóm lại, nghề luật sư tại Việt Nam đã phải trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ khác nhau theo tiến trình lịch sử của đất nước, phải chịu nhiều sự tác động tích cực lẫn tiêu cực của thời cuộc và sự ra đời chính thức cũng như được xã hội thừa nhận diễn ra khá chậm so với thế giới, nhưng nghề luật sư cũng đã nhanh chóng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong lịch sử xây dựng đất nước mỗi khi các yêu cầu của xã hội cần đến người luật sư. 

Qúa trình quản lý nghề luật sư có sự phân công, phân cấp, phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức xã hội nghề nghiệp là LĐLSVN. Đối với nghề luật sư, hiện tại vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề quản lý, những bất cập này là do lịch sử hình thành nghề luật sư Việt Nam mang lại cùng với thực tiễn phát triển xã hội không ngừng, đặt ra những thách thức cho cơ quan quản lý Nhà nước về luật sư và LĐLSVN nhằm phát huy tối đa tiềm lực của nghề luật sư trong xã hội.

Học viên chọn đề tài “Quản lý nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý” nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quản lý nghề luật sư tại nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp mà học viên cho rằng có thể phù hợp với thực tiễn hoạt động nghề luật sư. Vấn đề nghiên cứu này chỉ nằm trong phạm vi bài tiểu luận, để tìm hiểu cặn kẽ, chi tiết, cụ thể từng nguyên nhân khách quan, chủ quan với những mức tác động ít, nhiều và đề xuất những giải pháp vĩ mô thì cần phải được thực hiện bằng một công trình nghiên cứu khoa học có tầm vóc cao hơn, tập hợp nhiều chuyên gia kinh nghiệm, năng lực hơn. Do đó, trong phạm vi bài tiểu luận, học viên xin được đưa ra những tìm hiểu, đánh giá và đề xuất giải pháp theo ý kiến chủ quan của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 

Qua khảo sát một số trường đại học, học viện có đào tạo chuyên ngành luật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đề tài có liên quan đến vấn đề quản lý đối với hành nghề luật sư hiện có rất ít người nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu được tìm thấy chỉ dừng lại ở mức độ luận văn thạc sĩ hoặc khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Thời gian thực hiện các đề tài nghiên cứu này đều đã từ trước năm 2012 – thời điểm Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực đến hiện tại. Ngoài ra, cũng có một số bài viết được đăng trên các tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Nghiên cứu lập pháp, Luật học… cũng nói đến đề tài này. 

Dưới đây là một số công trình nghiên cứu, bài báo đã được thực hiện hoặc tìm thấy tại đại học Luật TP. Hồ Chí Minh:

1. Quản lý nhà nước đối với luật sư : Khóa luận tốt nghiệp / Trần Ánh Uyên, 2000.
2. Quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay (Thực trạng và giải pháp) : Luận văn thạc sĩ / Trần Văn Thu; Người hướng dẫn: TS. Phan Trung Hoài, 2006.
3. Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay : Luận văn thạc sĩ / Đỗ Hà Hồng; Ngưởi hướng dẫn: TS. Nguyễn Cảnh Hợp, 2008.
4. Quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng trong thời gian tới / Nguyễn Văn Bốn . - 2013. - // Quản lý nhà nước, Học viện hành chính, 2013, Số 204, tr.40-44
5. Những vướng mắc thường gặp trong thực tiễn hành nghề luật sư / Đào Ngọc Lý . - 2016. - // Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, 2016, Số 1+2, tr. 61-65
Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề quản lý nhà nước vẫn còn là một đề tài khó khăn, chưa được chú ý nghiên cứu tại một trong những trường đại học đào tạo ngành luật hàng đầu trong cả nước. Mặc dù đây là đề tài mang tính vĩ mô, nhưng cũng rất cần các thành phần trong xã hội cùng tham gia nghiên cứu, tìm hiểu, phản biện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nghề luật sư tại Việt Nam. 
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Liên hệ Facebook

Post a Comment

0 Comments