Kim Dae-jung (tiếng Triều Tiên: 김대중,
gọi theo tiếng Việt: Kim Tê Chung, âm Hán-Việt Kim Đại Trung[3];3 tháng 12 năm
1925 - 18 tháng 8 năm 2009) là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc từ 1998 đến 2003,
chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000. Ông được gọi là "Nelson Mandela của
châu Á"[4][5] bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu
tranh chống chế độ độc tài cũng như Chính sách Ánh dương ông áp dụng đối với
Bắc Triều Tiên.
Mục lục
1
Tuổi trẻ và đấu tranh chống độc tài quân sự
2
Xây dựng nền dân chủ mới
3
Tổng thống Hàn Quốc
4
Những năm cuối đời
5
Tham khảo
6
Liên kết ngoài
Tuổi trẻ và đấu
tranh chống độc tài quân sự
Các văn bản chính thức ghi ngày sinh của Kim
Dae-jung là 3 tháng 12 năm 1925, tuy nhiên có nguồn cho rằng ngày sinh thực là
6 tháng 1 năm 1924, chính Kim đã đổi để tránh bị cưỡng bức tòng quân trong thời
kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc[1]. Ông sinh ra ở huyện Sinan, thuộc tỉnh
Jeolla, nay là Jeolla Nam. Kim tốt nghiệp trường Trung cấp Kinh doanh Mokpo năm
1943 với thành tích xuất sắc. Sau khi làm thư kí cho một công ty hàng hải của
Nhật, ông trở thành chủ công ty và trở nên giàu có. Ông đào thoát khỏi sự xâm
lược của Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên[6].
Kim bắt đầu tham gia chính trường từ năm 1954,
dưới thời tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn. Ông đắc cử ghế nghị sĩ
tại Quốc hội năm 1961, nhưng kết quả bầu cử bị một cuộc đảo chính quân sự do
Park Chung Hee lãnh đạo[6]. Tuy nhiên ông liên tiếp đắc cử các cuộc bầu cử nghị
viện năm 1963 và 1967, dần trở thành lãnh tụ phái đối lập. Do đó, ông được phái
đối lập đưa ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971. Ông gần như đã có
thể đánh bại Park, người đoạt được thắng lợi cuối cùng bằng một chiến dịch
truyền thông đầy thiên vị[7]. Tuy vậy Kim đã tỏ ra ảnh hưởng mạnh mẽ; đặc biệt
ở vùng Jeolla ông nhận được tới 95% phiếu phổ thông, một kỷ lục hiện vẫn chưa
bị phá ở Hàn Quốc.
Kim bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng sau cuộc
bầu cử, mà dường như là một vụ tấn công có chủ đích (để lại thương tật vĩnh
viễn cho ông ở hông). Do đó ông phải rời nước để sang Nhật, nơi ông tiếp tục
lãnh đạo phong trào dân chủ chống độc tài, vốn trở nên càng mạnh mẽ bởi Hiến
pháp Duy Tân năm 1972 của Park nhằm thâu tóm quyền lực độc tài. Ngày 8 tháng 8
năm 1973, sau một cuộc họp với lãnh đạo Đảng Dân chủ Thống Nhất tại Khách sạn
Grand Palace ở Tokyo, ông bị một nhóm đặc vụ Hàn Quốc bắt cóc và dự định thủ tiêu
nhưng sau đó đã được thả ra, điều mà về sau ông còn nhắc lại trong diễn văn
nhận giải Nobel[8].
Sau đó, ông quyết định trở về Seoul, nhưng chính
quyền quân sự cấm ông hoạt động chính trị và năm 1976 đã bắt giam, kết án ông 5
năm tù vì tham gia một quốc biểu tình chống chính quyền[7], từ năm 1978 án giảm
xuống thành quản thúc tại gia dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Tổ chức Ân xá
Quốc tế đã gọi ông là một "tù nhân lương tâm"[9].
Sau vụ ám sát Park Chung Hee năm 1979, Kim được
trao trả tự do hoàn toàn. Nhưng chỉ một năm sau, 1980, Chun Doo-hwan tiến hành
đảo chính và sau đó đàn áp dã man Phong trào dân chủ Gwangju. Trong làn sóng
bắt bớ thanh trừng sau đó, ông bị tuyên án tử hình với tội nổi loạn và gián
điệp[10]. Nhiều tổ chức nhân quyền và quốc gia dân chủ đã vận động bãi bỏ án
quyết này, trong đó Giáo hoàng Gioan Phaolô II có gửi thư cho Chun xin ân xá
cho Kim[11]. Trong lúc sắp bị hành hình (bằng cách bị trói đưa lên trực thăng
và quăng xuống biển), sự can thiệp muộn màng nhưng hữu ích của chính phủ Hoa Kỳ
đã tỏ ra hiệu quả: án quyết giảm xuống còn 20 năm tù, và về sau trở thành trục
xuất sang Hoa Kỳ. Kim Dae-jung sang cư trú tại Boston và giảng dạy với tư cách
giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm Sự vụ Quốc tế của Đại học Harvard[12]. Trong
thời kỳ này ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính quyền quân sự trên các tạp
chí uy tín. Vào năm 1985, ông quyết định trở về quê hương[13].
Xây dựng nền dân chủ
mới
Trở lại Seoul, Kim lập tức đối mặt với lệnh quản
thúc, nhưng tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo phe đối lập. Năm 1987, Chun Doo-hwan
nhìn nhận sự phản đối độc tài của người dân, đồng ý từ chức và tổ chức cuộc bầu
cử tổng thống công bằng đầu tiên ở Hàn Quốc. Phe đối lập đã không tìm được
tiếng nói thống nhất, số phiếu của họ bị phân chia giữa Kim Dae-jung (27%) và
Kim Young-sam (28%), khiến cho ứng viên Roh Tae-woo - một cựu tướng lĩnh được
Chun đỡ đầu - chiến thắng chỉ với 36.5 % phiếu phổ thông.
Năm 1992, ông lại một lần nữa thất bại trong cuộc
bầu cử tổng thống, lần này là cuộc đối đầu trực tiếp với Kim Young-sam, người
sáp nhập đảng của mình với Đảng Dân chủ Công lý đương quyền để lập nên Đảng Đại
Dân tộc[6]. Nhiều người tin rằng sự nghiệp chính trị của Kim Dae-jung đã kết
thúc khi ông rời bỏ chính trường, sang Anh và nhận một vị trí tại Clare Hall
thuộc Đại học Cambridge[14]. Tuy nhiên, năm 1995 ông đã tuyên bố quay lại và
tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư của mình.
Và lần này, tình thế có phần thuận lợi hơn cho
ông khi công chúng đang phản đối chính sách của chính phủ trong việc vực dậy
nền kinh tế khỏi cú sốc của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 bùng nổ chỉ
ít ngày trước ngày bầu cử. Kết quả là trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12 năm
1997, liên danh với ứng viên phó tổng thống Kim Jong-pil ông đã đánh bại Lee
Hoi-chang-ứng cử viên được Kim Young-sam hậu thuẫn. Thắng lợi ông cũng đến một
phần từ sự chia rẽ của đảng đối lập, cho phép ông đắc cử với chỉ 40.3% phiếu
phổ thông[15]. Ông tuyên thệ làm Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc ngày 25
tháng 2 năm 1998, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc một đảng cầm
quyền chuyển giao quyền lực hòa bình cho người đối lập chiến thắng trong một
cuộc bầu cử dân chủ[6][16]
Tổng thống Hàn Quốc
Khi Kim Dae-jung mới nhậm chức, đã có những ngờ
vực về khả năng điều hành của ông, người được biết tới như một nhà hoạt động
dân chủ nhiều hơn là một nhà quản lý. Tuy nhiên ông đã tỏ ra xuất sắc trong vị
trí của mình.
Đáp lại cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính
(kinh tế tăng trưởng âm -5.8% năm 1998), Tổng thống Kim đã tiến hành những cuộc
cải cách mạnh mẽ nhằm tái cấu trúc nền kinh tế[6]. Ông tìm cách giảm bớt những
ưu đãi cho các chaebol (các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc như Hyundai hay Samsung có
quan hệ mật thiết chính quyền) trong khi tăng cường minh bạch tài chính. Năm
1999, nền kinh tế tăng trưởng trở lại 10.2 % và tiếp tục duy trì tốc độ những
năm sau đó[4]. Ông cũng vận động để đưa thành luật dẫn đến sự hình thành chế độ
phúc lợi xã hội đương đại ở Hàn Quốc[17][18]; trong nhiệm kỳ của ông Hàn Quốc
đã đồng tổ chức (cùng với Nhật Bản) thành công World Cup 2002. Ông cũng tỏ ra
khoan dung với những lãnh đạo của chế độ cũ đã từng bắt giữ và tuyên án tử hình
mình.
Đối với Bắc Triều Tiên, chính quyền Kim Dae-jung
thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo được biết dưới tên Chính sách Ánh
dương. Trong khi lên án các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, Hàn
Quốc tuyên bố không có ý định tái chiếm miền Bắc bằng bất kỳ cách thức nào và
tìm cách cường hợp tác giữa hai miền, tránh xung đột và chính trị hóa các sự
vụ. Kết quả là các gia đình bị ly tán giữa hai miền đã có cuộc gặp gỡ hiếm hoi,
các công ty Hàn Quốc được phép đầu tư có giới hạn ở miền gần biên giới hai nước
và Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế có kênh tiếp cận cho mục đích viện trợ
nhân đạo. Đỉnh điểm của chính sách này là hội nghị thượng định có tính lịch sử
năm 2000 giữa Kim Dae-jung và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il[19]. Điều này
đã giúp Kim Dae-jung nhận giải Nobel Hòa bình năm 2000, nhưng cũng có những chỉ
trích rằng chính sách này đã che đậy các tội ác tàn bạo ở miền Bắc trong thời
gian đó cũng như chuyển giao một khoản tiền lớn cho chính phủ Bình Nhưỡng nhằm
đổi lấy thỏa thuận[20]. Năm 2003, Chánh văn phòng của Kim là Park Ji-won đã
phải chịu án tù 12 năm với một số cáo buộc, trong đó có liên quan tới việc
Hyundai trả tiền cho Hội nghị liên Triều[19].
Những năm cuối đời
Kim kêu gọi những biện phán ngăn chặn chống lại
Bắc Triều Tiên để giải trừ vũ khí hạt nhân và bên cạnh đó bảo vệ cho chính sách
Ánh dương của mình[21]. Ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Portland ngày
17 tháng 4 năm 2008.
Kim Dae-jung mất ngày 18 tháng 8 năm 2009 tại
Bệnh viện Đại học Yonsei ở Seoul. Nguyên nhân cái chết được cho là Hội chứng
rối loạn chức năng đa cơ quan[22]. Một tang lễ liên tôn giáo cấp quốc gia được
tổ chức cho ông vào ngày 23 tháng 8 trước tòa nhà Quốc hội, với đám rước đưa
thi hài ông tới Nghĩa trang Quốc gia Seoul bằng nghi thức Công giáo. Ông là
người thứ 3 trong lịch sử Hàn Quốc nhận nghi thức quốc tang[23]. Một điện tín
do Wikileaks tiết lộ cho thấy Đại sứ quán Hoa Kỳ vào ngày ông mất đã mô tả ông
là "tổng thống cánh tả đầu tiên của Nam Hàn"[24].
0 Comments