Aung San Suu Kyi AC (tiếng Miến Điện: Aung San Suu Kyi (Burmese).svg; MLCTS: aung hcan: cu. krany, /ŋˌsæn.sˈ/,[2] Phát âm tiếng Myanma: [àʊɴ sʰáɴ sṵ tɕì] sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945), là một chính trị gia người Myanmar, là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar, và là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 1990, NLD giảnh 59% tổng số phiếu và 81% (392 trên 485) ghế trong nghị viện[3][4][5][6][7][8][9]. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng và đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà chịu sự quản thúc tại gia của chính quyền quân sự trong gần 15 năm trong tổng số 21 năm quản chế cho đến khi được thả lần gần đây nhất vào tháng 11 năm 2010,[10] qua đó trở thành một trong những tù nhân chính trị được biết đến nhất trên thế giới.[11]

Năm 1990, Suu Kyi được trao tặng Giải tưởng niệm Thorolf RaftoGiải thưởng Sakharov cho Tự do Tư tưởng. Bà tiếp tục được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [12]Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế của chính phủ Ấn Độ cùng Giải thưởng Simón Bolívar của chính phủ Venezuela vào năm 1992. Năm 2007, chính phủ Canada công nhận Suu Kyi là công dân danh dự của Canada,[13] bà là người thứ tư có được vinh dự này.[14] Năm 2011 bà được trao tặng Huy chương Wallenberg.[15]. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, bà được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội (Congressional Gold Medal), một trong hai giải thưởng cao quý nhất của Hoa Kỳ, bên cạnh Huân chương Tự do Tổng thống[16].

Ngày 1 tháng 4 năm 2012, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ thông báo Suu Kyi đã trúng cử vào Pyithu Hluttaw, cơ quan Hạ viện của Myanmar, đại diện cho khu vực Kawhmu;[17] NLD cũng giành được 43 trên 45 ghế trống trong Hạ viện.[18] Kết quả cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi các ủy ban bầu cử chính thức vào ngày hôm sau.[19]

Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Suu Kyi cho biết tại trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng bà muốn tham gia tranh cử vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Myanmar vào năm 2015[20]. Cho tới năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất theo Forbes.[21]